Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả, kém chất lượng
Thời gian vừa qua, Bộ Công an, các cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện, điều tra các vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả với quy mô lớn trong thời gian dài, gây dư luận bức xúc trong Nhân dân. Vì vậy, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm hoạt động sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, đảm bảo sự an toàn và quyền lợi cho người dân, UBND huyện đã ban hành văn bản số 537/UBND-VP ngày 7/5/2025 về việc tăng cường kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả, kém chất lượng và thu hồi các sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả.
Theo đó, UBND huyện yêu cầu các phòng, ban, cơ
quan, đơn vị chuyên môn, UBND các xã, thị trấn và lực lượng chức năng phối hợp
tăng cường công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm trong ngành y tế năm 2025, trong
đó tập trung kiểm tra, hậu kiểm các cơ sở kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe,
thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt và sản phẩm
dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi…trong các cơ sở y tế, cơ sở khám chữa
bệnh và các cơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quản lý. Rà soát, kiểm tra,
thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả hiện
đang còn trên thị trường.

Cùng
với đó, tập trung tăng cường công tác tuyên truyền để hướng dẫn người dân trên
địa bàn huyện tránh mua phải thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, thực phẩm bảo vệ sức
khỏe chưa được Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản
phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe kém chất lượng; khuyến khích chọn mua sản phẩm
từ các công ty uy tín trên thị trường. Hướng dẫn người tiêu dùng cách nhận biết
các dấu hiệu vi phạm trong quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là quảng
cáo trên mạng xã hội, trong đó khuyến cáo người dân không nên sử dụng 72 sản phẩm sữa đang được tiếp tục điều tra của Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma, Công ty CP Dinh dưỡng Hacofood cho đến khi có kết luận cuối cùng của cơ quan công an.
Theo tiêu chuẩn, thực phẩm bảo vệ sức khỏe là những sản
phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng
cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh. Thực
phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa
bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần đến cơ sở y tế để khám và được điều
trị kịp thời. Ngoài ra, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ phải được Cục An toàn thực phẩm
cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và được cấp Giấy xác nhận nội
dung quảng cáo mới được lưu thông trên thị trường.
Các sản phẩm sữa từng được lưu thông trên thị trường nằm trong danh mục hàng giả
Người
tiêu dùng khi lựa chọn các thực phẩm bảo vệ sức khoẻ cần kiểm tra kỹ thông tin
sản phẩm, trên nhãn sản phẩm hoặc nhãn phụ (đối với sản phẩm nhập khẩu) đảm bảo
có đầy đủ các thông tin:
-
Tên sản phẩm;
-
Ngày sản xuất, hạn sử dụng;
-
Thành phần, thành phần định lượng;
- Định
lượng;
-
Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản: Công dụng, đối tượng sử dụng, cách dùng;
-
Khuyến cáo về nguy cơ (nếu có);
- Sản
phẩm cần có ghi cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”; “Thực phẩm này không phải
là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” để tránh gây nhầm lẫn về
tác dụng.
- Trên
nhãn mác sản phầm cần có số tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, số xác nhận
nội dung quảng cáo (nếu có).
-
Tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm và cơ sở sản xuất sản phẩm.
Đặc
biệt, người tiêu dùng khi xem quảng cáo trên mạng xã hội cũng cần lưu ý phân biệt
các dấu hiệu vi phạm trong quảng cáo, ví dụ: Uống thực phẩm bảo vệ sức khỏe sau
đó sẽ khỏi bệnh; hoặc có hình ảnh bác sỹ, nhân viên y tế giới thiệu về sản phẩm,
không có dòng chữ “Thực phẩm này không phải
là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” là những nội dung
quảng cáo vi phạm. Các lưu ý dấu hiệu phân biệt vi phạm quảng cáo thực phẩm đã
được hướng dẫn trên trang thông tin điện tử của Cục An
toàn thực phẩm.
Các
địa phương cũng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cơ sở kinh doanh thực
phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản phẩm sữa; giám sát chặt chẽ việc tổ chức hội
thảo giới thiệu thực phẩm chức năng theo quy định của pháp luật; xử lý nghiêm
việc lợi dụng hội thảo giới thiệu sản phẩm để khám chữa bệnh, tư vấn trái phép,
bán và giới thiệu thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh. Công khai tên cơ sở
vi phạm, sản phẩm vi phạm, nội dung vi phạm trên các phương tiện thông tin đại
chúng.
(T/h: Hà Giang, Trung tâm VH-TT&TT huyện Ý Yên)