Cách đây 78 năm, ngày 28/8/1945, cùng với sự ra đời của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ đã thành lập các cơ quan hành chính giúp việc Chính Phủ gồm:Văn phòng các cơ quan Nhà nước; Tổ chức Nhà nước (nay là Nội vụ); Văn hóa – Thông tin; Tư pháp; Tài chính, Giao thông – Vận tải; Lao động – Thương Binh và Xã Hội.
Tòa nhà Bắc Bộ phủ trước đây từ tháng 8/1945 đến tháng 12/1946 là nơi làm việc của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ.
(Ảnh Tư liệu Văn phòng Chính phủ)
Chính phủ lâm thời lúc đó do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu và Người cũng đồng
thời là Bộ trưởng Ngoại giao. Ngoài ra còn có 15 vị Bộ trưởng các ban, ngành,
cơ quan hành chính khác. Trong đó, đồng chí Võ Nguyên Giáp là Bộ trưởng Bộ Nội vụ; đồng chí Trần Huy Liệu là Bộ trưởng Bộ Thông tin, Tuyên truyền; đồng chí Chu Văn Tấn là Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng;
đồng chí Dương Đức Hiền là Bộ
trưởng Bộ Thanh niên;
đồng chí Nguyễn Mạnh Hà là Bộ trưởng Bộ Kinh tế
quốc gia; đồng chí Nguyễn Văn Tố là Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội; đồng chí Vũ Trọng Khánh là Bộ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Phạm Ngọc Thạch là Bộ
trưởng Bộ Y tế; đồng chí Đào Trọng Kim
là
Bộ trưởng Bộ Giao thông Công chính; đồng
chí Lê Văn Hiến là Bộ trưởng Bộ Lao động; đồng chí Phạm Văn Đồng là Bộ trưởng Bộ Tài
chính; đồng chí Vũ Đình Hòe là Bộ
trưởng Bộ Quốc gia giáo dục; đồng chí
Cù Huy Cận là Bộ trưởng không bộ;
đồng chí Nguyễn Văn Xuân là Bộ trưởng không bộ.
Theo
đó, Chính phủ đã phân công nhiệm vụ vụ thể cho các ngành như sau:
-
Ngành
công tác Văn phòng hành chính Nhà nước là lĩnh vực gắn liền với hoạt động quản
lý Nhà nước. Tất cả các công việc từ nhỏ đến lớn, từ bình thường đến quan trọng
của một cơ quan, tổ chức muốn đảm bảo hoạt động có kỷ cương chặt chẽ, nề nếp, bắt
buộc trong mỗi bộ máy của các cơ quan Nhà nước đó phải có một tổ chức để điều
hành, giải quyết các việc tham mưu, hành chính, sự vụ. Có thể nói, công tác Văn
phòng với vai trò là bộ máy điều hành tổng hợp của cơ quan, nơi thu thập, xử lý
và cung cấp thông tin cho hoạt động quản lý; phục vụ hậu cần đảm bảo các điều
kiện cần thiết cho hoạt động của mỗi cơ quan, tổ chức. Ngành công tác Văn phòng
hành chính ra đời cùng với lịch sử phát triển của các cơ quan Nhà nước, có ý
nghĩa quan trọng không thể thiếu, gắn liền với sự tồn tại và phát triển vững mạnh
của Nhà nước trong mỗi cơ quan, tổ chức.
- Ngành
Tổ chức Nhà nước trong suốt thời gian lịch sử có những lần đổi tên cho phù hợp
với nhiệm vụ chuyên môn trong từng giai đoạn. Song, chức năng cơ bản của ngành
Tổ chức Nhà nước là giúp Chính phủ và UBND địa phương xây dựng chính quyền nhân
dân, quản lý địa giới hành chính... Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn cách mạng, nội
dung chức năng nhiệm vụ của ngành tổ chức Nhà nước luôn có sự đổi mới.
- Ngành
Văn hóa -Thông tin, Thông tin – Truyền thông trong những ngày đầu thành lập chỉ
có chức năng làm công tác thông tin tuyên truyền, cổ động nhân dân kháng chiến
và kiến quốc đúng với tên gọi là Bộ Thông tin - Tuyên truyền (28/8/1945) và Bộ
Tuyên truyền và Cổ động (01/01/1946). Theo dòng lịch sử, tên gọi cùng với chức
năng nhiệm vụ của ngành từ trung ương đến địa phương đã có hơn mười lần thay đổi
để phù hợp với từng giai đoạn lịch sử. Đến tháng 8/2007, Bộ Thông tin và Truyền
thông được thành lập trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của Bộ Bưu chính, Viễn thông
và tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về báo chí, xuất bản từ
Bộ Văn hóa - Thông tin. Theo đó, ngày 19/2/2016 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn
Dũng ký Quyết định số 258/QĐ-TTg quyết định lấy ngày 28/8 hằng năm là “Ngày truyền thống ngành Thông tin và truyền
thông”.
- Đối với Ngành
Lao động - Thương binh và Xã hội: Theo
quy đinh hiện nay, đây là
cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: việc làm, dạy nghề,
lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo
hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp), an toàn lao động, người có công,
bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng, chống tệ nạn
xã hội (gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội); đồng thời có
chức năng quản lý Nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực do cấp Bộ quản lý.
- Ngành
Tài chính là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính (bao gồm:
ngân sách Nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách Nhà nước, dự trữ
nhà nước, tài sản Nhà nước, các quỹ tài chính Nhà nước, đầu tư tài chính, tài
chính doanh nghiệp, tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể); hải quan; kế
toán; kiểm toán độc lập; giá; chứng khoán; bảo hiểm; hoạt động dịch vụ tài
chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của ngành và thực hiện đại
diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Ngành
Tư pháp, theo chiều dài lịch sử của đất nước đã xây dựng và trưởng thành và đạt
được những thành tựu nổi bật. Đó là việc xây dựng, hoàn thiện các nền tảng pháp
luật và tư pháp dân chủ nhân dân. Ngoài ra, còn đảm đương tốt chức năng quản lý
Nhà nước đa ngành, từ cấp vĩ mô như giúp Chính phủ, Quốc hội hoạch định chiến
lược pháp luật, tư pháp của Quốc gia, xây dựng và thực thi hệ thống pháp luật để
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đến các hoạt động chuyên môn có
tính tác nghiệp, cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp, đáp
ứng yêu cầu quản lý Nhà nước và nhu cầu pháp lý về bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của các cá nhân, tổ chức.

Kể từ ngày thành lập đến nay, trải qua chặng
đường 78 năm trưởng thành và phát triển, tuy cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn
và tên gọi thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử nhưng các thế hệ cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động của các cơ quan hành chính Nhà nước trực thuộc
UBND huyện luôn thấm nhuần sâu sắc và thực hiện theo lời căn dặn của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, phát huy tinh thần, trách nhiệm hoàn thành tốt vai trò, chức năng và
nhiệm vụ chính trị được giao, chủ động
đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tham mưu giúp UBND huyện lãnh đạo chỉ đạo
trên các mặt công tác, xây dựng cơ quan đơn vị phát
triển vững mạnh toàn diện, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Tiếp
tục phát huy truyền thống 78 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, thời
gian tới các cơ quan hành chính trực thuộc UBND huyện tiếp tục chủ động khắc phục
khó khăn, nêu cao tinh thần làm việc: “Trung
thành – Tận tụy – Đoàn kết – Trí tuệ - Kỷ cương”, hoàn thành tốt mọi nhiệm
vụ được giao; nghiêm túc triển khai các chỉ đạo của Huyện ủy – HĐND – UBND; đẩy
mạnh cải cách thủ tục hành chính, chung sức đồng lòng cùng cả hệ thống chính trị
xây dựng huyện Ý Yên nông thôn mới phát triển giàu mạnh bền vững ./.
(T/h: Hà Giang, Trung tâm VH-TT&TT huyện)