Quán triệt tinh thần Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các Chỉ thị, Kế hoạch của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về triển khai phong trào thi đua “Chung tay xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước năm 2025”, thời gian qua, Ban Chỉ đạo triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát huyện Ý Yên (Ban Chỉ đạo) đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt để giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các địa phương trên địa bàn huyện có một mái ấm an toàn, vững chãi.
Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Ý Yên trao kinh phí trích từ nguồn quỹ "Vì người nghèo" để hỗ trợ xây dựng Nhà Đại đoàn kết cho các hộ nghèo tại các địa phương
Với quyết tâm xoá nhà tạm, nhà dột nát trên
toàn địa bàn trong năm 2025, Ban Chỉ đạo huyện đã họp bàn, quán triệt tinh thần,
mục tiêu chung, thống nhất phương pháp thực hiện và phân công nhiệm vụ cụ thể
cho từng thành viên. Trên cơ sở đó, Ban Chỉ đạo các xã, thị trấn tiếp tục xây dựng
kế hoạch triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát của địa phương để chỉ đạo, tổ chức
thực hiện đồng thời phối hợp với các thôn, xóm, khu dân cư và các ngành chuyên
môn có liên quan tiến hành rà soát, kiểm tra, đánh giá, thống kê, phân loại
công khai, minh bạch các trường hợp nhà tạm, nhà dột nát cần sửa chữa, xây mới.
Theo tổng hợp, rà soát, tính đến tháng 3/2025, toàn huyện Ý Yên chỉ còn 36 hộ
nghèo, hộ cận nghèo ở 12/23 xã, thị trấn đang còn phải ở nhà tạm, nhà dột nát cần
hỗ trợ xây mới và cải tạo sửa chữa bao gồm các xã: Trung Nghĩa, Phú Hưng, Tân
Minh, Yên Phong, Yên Khánh, Yên Mỹ, Yên Tiến, Yên Ninh, Yên Cường, Yên Nhân,
Yên Lộc và Yên Phúc.
.jpg)
Ngoài
mức hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách của Trung ương, trong đó xây mới là 60 triệu
đồng/hộ gia đình, sửa chữa là 30 triệu đồng/ hộ gia đình thì để có thêm nguồn lực
xây sửa những căn nhà đã xuống cấp, các ngành, các địa phương đã tập trung đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền
về công tác giảm nghèo nói chung, kế hoạch thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát
nói riêng đến cán bộ, Đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân,
cộng đồng doanh nghiệp nhằm tạo sự đồng thuận và phát huy sức mạnh tổng hợp của
cả hệ thống chính trị, sự đồng tâm hiệp lực của toàn xã hội cùng tích cực, chủ
động tham gia góp công, góp của để thực hiện hiệu quả chương trình nhân văn này,
phấn đấu hoàn thành mục tiêu xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn trong thời
gian sớm nhất.
Với
sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự nỗ lực của các cấp uỷ, chính quyền,
MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và các ban, ngành, địa phương, huyện Ý Yên
đã huy động được thêm nhiều nguồn lực đóng góp vào quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, quỹ “Vì
người nghèo” và nguồn quỹ của các tổ chức hội đoàn thể khác. Qua đó, khẳng
định sâu sắc sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc cũng như lan toả tinh thần
“tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá
rách”, phát huy cao nhất trách nhiệm của cộng đồng, đem lại niềm vui cho biết
bao hộ gia đình khó khăn có cơ hội được thoát khỏi cảnh “màn trời chiếu đất”.
Nếu
trước đây giấc mơ được sống trong căn nhà vững chãi, kiên cố, không còn phải lo
mưa, lo nắng của không ít hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ neo đơn, gia đình chính
sách có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện dường như chỉ là mong ước viển
vông khi cuộc sống mưu sinh “cơm ngày ba
bữa” còn khó lòng trọn vẹn thì giờ đây khao khát ấy đã trở thành hiện thực.
Niềm vui ý nghĩa đó cũng đã đến với gia đình CCB Lê Văn Kích (85 tuổi), thôn
Tân Tiến, Xã Yên Lộc trong những ngày cuối tháng 4 vừa qua. Chỉ sau tròn 1
tháng khởi công xây dựng, căn nhà “Nghĩa
tình cựu chiến binh” đã được Hội CCB tỉnh, Hội CCB huyện và Hội CCB xã
khánh thành và bàn giao cho gia đình như một món quà tri ân vào đúng dịp kỷ niệm
50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Được biết, CCB Lê Văn
Kích là nạn nhân chất độc hoá học màu da cam có hoàn cảnh khó khăn của xã Yên Lộc.
Nhiều năm nay, 2 vợ chồng ông vẫn còn phải sống trong ngôi nhà cấp 4 đã xuống cấp,
không đảm bảo an toàn nhưng chưa có điều kiện để xây sửa lại. Với sự chung tay
của các cấp Hội CCB cùng sự hỗ trợ, góp công, góp sức của anh em, bà con, từ
nay gia đình CCB Lê Văn Kich thực sự được sống trong căn nhà mới kiên cố, khang
trang, sạch đẹp với diện tích tích sử dụng 60m2, đảm bảo 3 cứng, có mái tôn chống
nóng và đầy đủ công trình vệ sinh khép kín. Tổng kinh phí xây dựng công trình
là 230 triệu đồng, trong đó Hội CCB tỉnh Nam Định hỗ trợ 50 triệu đồng; số tiền
còn lại do gia đình tiết kiệm và cán bộ, hội viên chi hội CCB cùng cấp ủy Đảng,
chính quyền, đoàn thể địa phương, anh em họ hàng ủng hộ và giúp đỡ 29 ngày
công lao động.
Cũng
như CCB Lê Văn Kích, niềm vui, sự xúc động khi được ngủ ngon trong căn nhà mới của
các gia đình khó khăn đã nhận hỗ trợ làm nhà quả thật khó có thể diễn tả hết bằng
lời. Tính đến ngày 24/4/2025, toàn huyện có 32/36 công trình đã khởi công gồm
23 công trình xây mới và 9 công trình sửa chữa. Hiện có 6 công trình gồm 3 công
trình xây mới và 3 công trình sửa chữa đã hoàn thành được các địa phương khánh
thành, bàn giao và đưa vào sử dụng. Ngoài kinh phí do Nhà nước hỗ trợ, sự ủng hộ
từ các tấm lòng hảo tâm, các mạnh thường quân, các tổ chức, công ty, đơn vị,
doanh nghiệp, sự góp công, góp sức của các lực lượng, đoàn viên, hội viên, huyện
Ý Yên cũng khuyến khích và đề cao tinh thần tự lực, tự cường của các gia đình.
Với cách làm này, mỗi ngôi nhà được hoàn thành và đưa vào sử dụng không chỉ được
xây nên từ gạch đá, xi măng, sắt thép mà thực sự là kết tinh của tình đoàn kết,
tương thân, tương ái, bằng tình cảm và tấm lòng của cả cộng đồng, xã hội.


Bằng
tinh thần trách nhiệm, quyết tâm cao của các cấp, các ngành, các địa phương cùng
sự chung sức, đồng lòng của cộng đồng xã hội, thời gian tới, huyện Ý Yên tiếp tục
đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội để kêu gọi, vận động
được nhiều nguồn lực cùng chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo,
người yếu thế… MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và các xã, thị trấn phát
huy tốt vai trò đồng hành, giúp đỡ bằng nhiều hình thức đồng thời thường xuyên
kiểm tra, giám sát việc thực hiện hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
trên địa bàn theo đúng quy định, không để xảy ra thất thoát, tiêu cực, trục lợi
chính sách.
Có
thể nói, chủ trương xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia
đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn thực sự là đòn bẩy để thực hiện thành
công lời kêu gọi “Mái ấm cho đồng bào
tôi” do Chính phủ và Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động. Không chỉ
được xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống
chính trị trong năm 2025, chương trình “Xoá
nhà tạm, nhà dột nát” còn mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đậm tình đồng chí, nghĩa đồng bào với
mong muốn không để ai bị bỏ lại phía sau,
góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tạo “nền
móng” vững chắc để các hộ nghèo, hộ cận nghèo an cư, lạc nghiệp, ổn định cuộc
sống, yên tâm lao động sản xuất, nâng cao thu nhập và thoát nghèo bền vững, thắt
chặt thêm niềm tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước.
(T/h: Hà Giang, Trung tâm VH-TT&TT huyện Ý Yên)