Cổng thông tin điện tử

Huyện Ý Yên - Nam Định

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
SẢN XUẤT RAU AN TOÀN THEO CÔNG NGHỆ NHẬT BẢN TẠI YÊN DƯƠNG
Lượt xem: 268

Vụ đông năm 2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nam Định đã phối hợp với Viện Cây lương thực và thực phẩm thực hiện mô hình sản xuất su hào an toàn tại xã Yên Dương, quy mô 5ha với 50 hộ dân tham gia.

anh tin bai

Tham gia mô hình, các hộ nông dân được tập huấn quy trình sản xuất rau an toàn theo công nghệ Nhật Bản; được hỗ trợ 50% giống và các loại vật tư khác. Quy trình căn bản của sản xuất rau theo công nghệ Nhật Bản là cày thật sâu để mở rộng vùng phát triển của bộ rễ; lên luống cao 20 – 30 cm, lãnh rộng 0,4 – 0,5m mục đích thoát nước tốt; bón cải tạo 10 - 25 tấn phân hữu cơ hoai mục + 420 – 1.100 kg vôi bột + 420 - 750 kg lân nung chảy/ha trước khi băm nhỏ đất và chuẩn bị lên luống trước trồng khoảng 7 - 20 ngày. Bón lót 100% lượng phân vô cơ trước khi trồng 3 - 7 ngày. Lượng bón: 24 - 30 kg NPK 16.16.8 + 3, Vụ đông năm 2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nam Định đã phối hợp với Viện Cây lương thực và thực phẩm thực hiện mô hình sản xuất su hào an toàn tại xã Yên Dương, quy mô 5ha với 50 hộ dân tham gia.

anh tin bai

6 kg Kali/sào tương đương 666 - 833 kg NPK 16.16.8  + 100 kg Kali/ha. Mô hình không sử dụng nguồn nước ô nhiễm, thuốc trừ cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc BVTV ngoài danh mục, không dùng phân tươi, không bón đạm đơn, chỉ bón phân tổng hợp NPK. Các hộ nông dân tham gia mô hình triển khai trồng thành 4 trà, trong đó trà sớm nhất gieo hạt từ  ngày 1-9-2022. Sau 25 ngày ở giai đoạn cây con ươm trong nhà lưới sẽ được đánh ra trồng tại ruộng. Đến nay, trà 1 đã cho thu hoạch, giá bán là 8 nghìn đồng/củ, cao hơn 2-3 lần so với giá chính vụ. Theo hạch toán của các hộ nông dân, mỗi sào su hào sản xuất theo công nghệ Nhật Bản thu được trên 14 triệu đồng. Sản phẩm được tiêu thụ tại các cửa hàng nông sản sạch. Chị Đoàn Thị Tươi – Thôn Cẩm xã Yên Dương có 7 sào ruộng tham gia mô hình cho biết: Nhìn chung, mô hình dễ làm, chi phí thấp, dễ áp dụng, dễ nhân rộng, khá tương đồng với quy trình VietGAP nhưng đơn giản hơn mẫu mã rau đẹp, độ đồng đều cao trên 90%. Năng suất tăng 10 – 20% so với phương thức trồng truyền thống. 

Đồng chí Đinh Thị Thủy, cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nam Định cho biết: Hiện nay, toàn tỉnh hiện có xấp xỉ 10.000 ha đất chuyên trồng rau màu (trồng 3-4 vụ rau màu/năm) hàng năm luân canh gieo trồng khoảng 30 nghìn ha, cùng với diện tích rau màu trong vụ đông trên đất lúa được khoảng 3.000 – 4.000 ha, sản lượng rau mỗi năm bình quân đạt khoảng 260 nghìn tấn, sản phẩm rau được tiêu thụ chủ yếu nội tỉnh và một số thành phố lớn. Tuy nhiên, chất lượng rau chưa cao do nông dân vẫn còn thói quen ít dùng phân hữu cơ hoai mục và phân hữu cơ sinh học, còn dùng phân tươi, lạm dụng phân hóa học nhất là phân đạm, dùng thuốc BVTV ngoài danh mục, có nơi nguồn nước tưới bị ô nhiễm… Việc sản xuất rau an toàn theo công nghệ Nhật Bản không chỉ mang hiệu quả kinh tế mà còn nâng cao nhận thức người trồng rau, giúp họ hiểu được trong sản xuất rau chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định để sản xuất, kinh doanh bền vững. Đồng thời xây dựng thương hiệu cho vùng trồng rau, thúc đẩy mối liên kết giữa người sản xuất với thị trường tiêu thụ là xu thế tất yếu mang lại thu nhập cao hơn cho người sản xuất, giúp người tiêu dùng tiếp cận và sử dụng được những sản phẩm an toàn./.

anh tin bai

(Thực hiện: Trung Dũng)

Chung nhan Tin Nhiem Mang