Huyện Ý Yên tham gia Hội nghị trực tuyến của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
Ngày 5/6, tại Hà Nội, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến với Ban Đại diện Hội đồng Quản trị các cấp đánh giá kết quả hoạt động 5 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm. Hội nghị được kết nối đến 730 điểm cầu trong cả nước, với sự tham dự của hơn 20 ngàn đại biểu là thành viên HĐQT NHCSXH các cấp và lãnh đạo các phòng, ban của NHCSXH các địa phương. Đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên TW Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Chủ tịch HĐQT NHCSXH Việt Nam chủ trì hội nghị.
Tham
dự hội nghị tại điểm cầu huyện Ý Yên có các đồng chí Nguyễn Đức Du, UVBTVHU,
Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện, Trưởng Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH
huyện; Đào Chí Cương, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện và các đồng
chí thành viên HĐQT huyện.
Phát
biểu khai mạc, đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên TW Đảng, Thống đốc NHNN, Chủ tịch
HĐQT NHCSXH Việt Nam nhấn mạnh: Đây là lần đầu tiên, HĐQT tổ chức họp với quy
mô mở rộng từ cấp Trung ương đến cấp huyện, nhằm thực hiện mục tiêu
thúc đẩy tăng trưởng từ 8% trở lên; đồng thời, thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy
theo tinh thần của Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng và Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng về tổ chức đơn vị hành chính các cấp, mô hình hoạt động
của Ủy ban MTTQ các cấp, không còn chính quyền cấp huyện…
5 tháng đầu năm 2025, Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH các cấp đã triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước giao, đảm bảo hoạt động hiệu quả, an toàn và đạt được một số kết quả nổi bật trên các mặt hoạt động. Tính đến ngày 31/5/2025, tổng nguồn vốn tín dụng đạt
410.857 tỷ đồng, tăng 9,2% so với năm 2024. Nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng CSXH thực hiện cho vay đối với các đối tượng CSXH đạt 61.427 tỷ đồng, tăng 10.746 tỷ đồng so với năm 2024. Tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt 389.388 tỷ đồng, tăng 21.757 tỷ đồng so với năm 2024, với hơn 6,8 triệu khách hàng còn dư nợ. Vốn tín dụng CSXH đã hỗ trợ đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 404 nghìn lao động; xây dựng hơn 751 nghìn công trình nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn; xây dựng gần 1,9 nghìn căn nhà ở cho hộ nghèo ổn định cuộc sống, gần 4,1 nghìn căn nhà ở xã hội cho các đối tượng thu nhập thấp… Qua đó, góp phần ổn định và phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thực
hiện Nghị quyết số 18- NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XII và Kế hoạch số 141/KH-BCĐTKNQ18 ngày 06/12/2024
của Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
về định hướng sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, NHCSXH đã
chủ động rà soát, nghiên cứu, xây dựng phương án sắp xếp, tinh
gọn tổ chức bộ máy.
Phương
án cụ thể sắp xếp tổ chức bộ máy, dự kiến: Tiếp tục duy trì
mô hình tổ chức bộ máy quản trị NHCSXH đặc thù như hiện nay tại
cấp Trung ương và cấp tỉnh (không còn Ban Đại diện HĐQT NHCSXH cấp
huyện). Thành viên HĐQT NHCSXH kiêm nhiệm đảm bảo phù hợp với cơ
cấu nhân sự lãnh đạo tại các bộ, cơ quan ngang bộ sau sắp xếp, tinh
gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ. Thành viên Ban Đại diện HĐQT
NHCSXH cấp tỉnh có thành phần tham gia đảm bảo phù hợp với cơ cấu
nhân sự lãnh đạo các cơ quan quản lý Nhà nước ở các sở, ban,
ngành, cơ quan Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức cấp cơ sở (Chủ
tịch UBND cấp xã) sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy chính quyền tại địa
phương.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng ghi nhận thành tích của toàn hệ thống Ngân hàng CSXH thời gian qua. Đồng thđề nghị thời gian tới, Ban đại diện cần có giải pháp, lộ trình đảm bảo tăng trưởng tín dụng, bố trí vốn ngân sách địa phương ủy thác đảm bảo mục tiêu đến năm 2030 đạt tối thiểu 15% tổng nguồn vốn. Kịp thời triển khai một số chương trình tín dụng mới vừa được Chính phủ thông qua; thực hiện tốt Chỉ thị số 39 - CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng CSXH trong giai đoạn mới. Đồng thời, khẩn trương nghiên cứu, xử lý các vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách, các nội dung liên quan đến hoạt động ủy thác khi thực hiện triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy, không để ảnh hưởng đến việc triển khai tín dụng chính sách tại cơ sở. Trưởng Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh tiếp tục chỉ đạo Ngân hàng CSXH cấp tỉnh phối hợp với các sở, ngành, các đơn vị liên quan triển khai tín dụng chính sách tại địa phương sau khi sắp xếp đơn vị hành chính; quan tâm chỉ đạo, rà soát xây dựng kế hoạch nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương năm 2025, giai đoạn 2026-2030 đạt tối thiểu 15%/tổng nguồn vốn. Chủ tịch UBND cấp xã sau khi sáp nhập tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm là thành viên Ban đại diện HĐQT tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách tại cơ sở, nâng cao hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách.
(T/h: Đinh Liên - Trung tâm VH-TT&TT Ý Yên).