image banner
Lễ hội chùa Keo Hành Thiện
Lượt xem: 7018

Hội xuân có các trò chơi bắt vịt, thi nấu cơm và các hình thức văn nghệ dân gian khác.

Hội tháng chín được tổ chức trọng thể, thực sự là ngày hội lịch sử. Ngoài những nghi thức lễ tiết mang tính chất tôn giáo, hội tháng chín còn là nơi tụ hội của những sinh hoạt văn hóa tinh thần của cư dân nông nghiệp.
 

Chính vì vậy, vào ngày hội nhân dân không những trong vùng mà cả trong Nam ngoài Bắc đều nô nức kéo về dự hội. Dân gian có câu:

“Dù cho cha đánh mẹ treo

Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm”

Đặc biệt ở đây thường tổ chức bơi trải từ ngày 10 tháng 9 đến hết hội. Hình ảnh các chàng trai đóng khố, mặc áo nẹp ngắn, không tay, đầu chít khăn đồng màu khỏe mạnh trên hàng chục chiếc chải lao vun vút giữa dòng sông trong tiếng trống dồn dập, tiếng hò reo cổ vũ của hàng vạn người đã ghi sâu vào tâm hồn những người dự hội chùa Keo.Ngoài việc thờ Phật, chùa còn thờ Dương Không Lộ, một nhà thơ thời Lý - Trần, một nhà thơ có học vấn sâu sắc về Phật học, là biểu tượng của con người sáng tạo văn hoá. Sau những lễ nghi trang trọng, tiết mục chèo tải được mọi người đón nhận nồng nhiệt nhất.  

Hàng năm nơi đây đã đón nhiều đoàn khách và nhân dân khắp nơi về thăm quan, văn cảnh, đồng thời thăm nhà lưu niệm đồng chí Trường Chinh, nhà cách mạng suất sắc, người con ưu tú của quê hương Hành Thiện.

Nguồn: Di tích lịch sử văn hóa Nam Định

Tin khác
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1