Cổng thông tin điện tử

Huyện Ý Yên - Nam Định

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Khai mạc Lễ hội Phủ Quảng Cung
Lượt xem: 608

Sáng ngày 12/4 (tức mùng 4/3 âm lịch), tại khu di tích lịch sử văn hóa Phủ Quảng Cung, xã Yên Đồng, Ban Tổ chức Lễ hội tổ chức khai mạc Lễ hội Phủ Quảng Cung năm 2024.

anh tin bai

 

anh tin bai

 

anh tin bai

 

anh tin bai

 

anh tin bai

 

anh tin bai

 

anh tin bai

    Tới dự, tặng hoa chúc mừng và dâng hương tại buổi lễ có các đồng chí: PGS.TS Nguyễn Thị Yên, Giám đốc, cùng Ban Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam; Vũ Công Hội, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người Việt Nam; Đại sứ Phạm Sinh Châu, Tổng Giám đốc Vinfat Ấn Độ, cùng các GS.TS, các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa dân gian; Nguyễn Tân Anh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định; Nguyễn Huy Liệu, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; Hoàng Anh Đức, UVBTVHU, Phó Chủ tịch HĐND huyện; Nguyễn Đức Du, UVBTVHU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện, cùng các đồng chí UVBTVHU, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện; Trưởng, Phó các phòng ban, ngành, cơ quan, đơn vị của huyện; Thượng tọa Thích Thanh Vinh, trụ trì chùa La Ngạn Trung, xã Yên Đồng; đại diện Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN xã Yên Đồng và đông đảo Nhân dân, thanh đồng, đạo quan, đệ tử, du khách thập phương. 

anh tin bai

    Phủ Quảng Cung (hay còn có tên gọi khác là Phủ Nấp) là một trong những trung tâm của Đạo Mẫu Việt Nam thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng sinh lần thứ nhất. Với những giá trị về lịch sử văn hóa và nghệ thuật kiến trúc, Phủ Quảng Cung được Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam trao tặng “Bằng bảo trợ di sản”  vào ngày 6/4/2011; Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng "Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia" vào ngày 11/4/2013 và UBND tỉnh Nam Định xếp hạng “Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh” năm 2005.

anh tin bai

 

anh tin bai

Tương truyền, Phủ Quảng Cung được xây dựng vào năm thứ tư niên hiệu Hồng Đức (1473). Phủ được cất dựng trên nền nhà sinh ra Thánh Mẫu ngay sau khi bà mất và đã được tôn tạo nhiều lần trở nên to đẹp và trang nghiêm.

Phủ Quảng Cung hiện nay bao gồm: Phủ chính thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh là đền Quảng Cung ở xóm 22 (trước đây là làng Quảng Nạp, thôn Vỉ Nhuế) và đền Thủy Phủ Đáy tại thôn Nam Đồng, xã Yên Đồng.

anh tin bai

Hiện nay trong Phủ còn giữ lại được nhiều đồ tế tự tiêu biểu như: tượng Mẫu Phạm Thị Tiên Nga bằng đồng tạc năm 1770 với tư thế ngồi thiền trên tòa sen, bát hương bằng đồng, thân chạm lưỡng long chầu nguyệt mang phong cách nghệ thuật thời Hậu Lê và khắc chữ Hán Quảng Cung linh từ; 34 bản khắc gỗ có nội dung của 64 quẻ thẻ, một số hiện vật quý hiếm, một số bia đá, sắc phong hoành phi, câu đối ghi dấu sự tích và ca ngợi công đức của Mẫu.

anh tin bai
anh tin bai

Theo các truyền thuyết và thư tịch hiện còn lưu giữ thì đây là nơi giáng sinh lần thứ nhất của Tiên chúa Liễu Hạnh – một trong “tứ bất tử” của tín ngưỡng Việt Nam, một nhân vật văn hóa, vừa là thần như sắc phong, vừa là Thánh như dân gian phong, lại là Phật là Tiên như trong sự tích. Tiền thân của Mẫu là tiên nữ của Ngọc Hoàng đầu thai vào nhà họ Phạm từ năm Thiệu Bình thứ nhất (1434) đời vua Lê Thái Tông ở xã Vỉ Nhuế, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (nay là xóm 22, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định). Bà tên là Phạm Tiên Nga, không lấy chồng mà ở vậy phụng dưỡng cha mẹ. Sau đó cha mẹ lần lượt qua đời, bà lập chùa đi tu, có công tu sửa chùa Chương Sơn (Ý Yên – Nam Định), chùa Long Sơn (Duy Tiên – Hà Nam), chùa Thiện Thành (Bình Lục – Hà Nam). Năm 40 tuổi, bà qua đời, trở về thiên đình, dân làng lập phủ thờ bà.

  
anh tin bai

Năm nay, Lễ hội Phủ Quảng Cung được tổ chức từ ngày 9/4 đến 7/5 (tức ngày mùng 1 đến hết tháng 3 âm lịch). Chính hội là từ ngày 9-18/4 (tức ngày mùng 1-10/3 âm lịch). Bên cạnh các nghi lễ truyền thống mang đậm bản sắc phật giáo Việt Nam như tế Nam quan, tế Nữ quan, rước Mẫu thỉnh kinh rước nước; phần hội có nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, các trò chơi dân gian độc đáo, sôi nổi, hấp dẫn, xứng tầm là một trong những trung tâm cội nguồn tín ngưỡng Đạo Mẫu Việt Nam thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng sinh lần thứ nhất.

  
anh tin bai

 

anh tin bai

  

anh tin bai

 

anh tin bai

 

anh tin bai

 

anh tin bai

 

anh tin bai

 

anh tin bai

Mở đầu Lễ hội từ 9-13/4 (tức ngày mùng 1-5/3 âm lịch), 5 đội tế Nam quan và Nữ quan đến từ 5 thôn của xã Yên Đồng, đại lễ dâng hương Mẫu cả 2 đền Quảng Cung và đền Thủy Phủ Đáy; liên hoan văn nghệ, các trò chơi dân gian; ngày 11/4 (tức mùng 3/3 âm lịch) - ngày hóa nhật chiếu thiên (hóa về trời) của Thánh Mẫu Liễu Hạnh; ngày 12/4 (tức mùng 4/3 âm lịch) nghi lễ thỉnh kinh rước nước, lên chùa và xuống thuyền ra sông Đáy xin nước thiêng. Các đoàn rước kiệu được khởi hành từ 8 giờ sáng rước Mẫu Liễu Hạnh lên Phúc Lâm Tự (hay còn gọi là chùa Đồi) thỉnh kinh, cầu quốc thái dân an, thái bình thịnh trị. Sau đó là về đền Thủy Phủ xuống thuyền ra sông Đáy xin nước thiêng, nghi lễ rước nước (là nước cầu mưa) cầu mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa. Đến 16 giờ rước Mẫu hồi cung; từ ngày 13/4 – 7/5 Lễ dâng hương của Nhân dân và khách thập phương; ngày 22/4 (tức 14/3 âm lịch) lễ rước kiệu ở các Đình trong toàn xã Yên Đồng về Phủ Quảng Cung và kết thúc lễ hội vào cuối tháng 3 âm lịch.

anh tin bai

 

anh tin bai

 

anh tin bai

Lễ hội Phủ Quảng Cung được tổ chức trong thời gian nông nhàn nên đã thu hút đông đảo sự quan tâm, tham gia của Nhân dân và du khách. Với niềm tự hào và trách nhiệm tôn tạo, bảo vệ di tích lịch sử, lễ hội Phủ Quảng Cung nhằm giáo dục cho các thế hệ con cháu giữ lấy cái đức của con người, hướng tới giá trị cái đẹp chân – thiện – mỹ đồng thời động viên Nhân dân tích cực học tập, lao động, sản xuất xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp./.

(T/h: Đinh Liên - Trung tâm VH-TT&TT Ý Yên).

Chung nhan Tin Nhiem Mang